(0)
Bí quyết làm đẹp

Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì, cách nhận biết các loại mụn thường gặp.

    Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể của các bạn gái cũng dần có nhiều thay đổi kéo theo đó là một số biểu hiện bất thường của cơ thể. Một trong số đó, biểu hiện rõ ràng nhất là có thể thấy đó chính là tình trạng mụn xuất hiện chi chít trên mặt. Điều này luôn làm cho nhiều bạn gái cảm thấy rất mặc cảm và tự ti. Trong bài viết này, Cherry spa sẽ giúp bạn biết được các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì cũng như đặc điểm nhận biết của các loại mụn này để bạn có thể điều trị một cách kịp thời.

    Nguyên nhân gây hình thành mụn ở tuổi dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể xuất hiện nhiều sự biến đổi lớn cả về tâm sinh lý lẫn sự phát triển thể chất. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mụn chính là một trong những đặc điểm cho thấy bạn đã bắt đầu bước vào giai đoạn lứa tuổi dậy thì. 

    Các nốt mụn xuất hiện nhiều nhất ở trán, mũi, cằm, hai bên má hoặc thậm chí cả ở lưng, ngực, vai. Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng xuất hiện mụn ở tuổi dậy thì như:

    • Thay đổi hormone: Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh hormone nhiều hơn bình thường khiến tuyến bã nhờn bị kích thích và hoạt động mạnh mẽ. Dầu nhờn tiết ra quá nhiều làm bít tắt lỗ chân lông và sinh ra mụn.
    • Không tẩy tế bào chết cho da thường xuyên: Mỗi phút, có đến 50.000 tế bào trên da bị chết đi. Chúng không thể tự bong tróc hết ra được. Do đó, một phần tế bào chết sẽ bám dính chặt trên bề mặt da và bít kín lỗ chân lông. Chúng có thể phối hợp với dầu nhờn và vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Mụn trứng cá xuất hiện là một biểu hiện tất yếu.
    • Ảnh hưởng của các loại thuốc tân dược: Những thuốc có chứa thành phần như corticoid, kháng sinh, Prednison, thuốc chống động kinh… có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng, một trong số đó có hiện tượng nổi mụn trên da.
    • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy mụn có khuynh hướng di truyền. Bạn có tình trạng bùng phát mụn ở tuổi dậy thì nếu cha mẹ bạn cũng từng bị mụn.
    • Dùng mỹ phẩm không phù hợp: Các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều dầu, hóa chất hoặc có độ đậm đặc cao cũng là thủ phạm gây mụn ở lứa tuổi mới lớn. Ở tuổi này, da còn khá mỏng và khá nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng, nổi mụn khi sử dụng mỹ phẩm.
    • Chế độ ăn uống thiếu khoa học không hợp lý: Lứa tuổi mới lớn thường có xu hướng thích ăn đồ ngọt, thức ăn nhanh, uống trà sữa… Chúng tuy rất ngon miệng nhưng lại không được đánh giá cao về mặt giá trị dinh dưỡng và có thể làm tăng các quá trình phản ứng gây viêm dưới da, khiến da bị nổi mụn.
    • Không vệ sinh thường xuyên: Do không được làm sạch, làn da chứa đầy tế bào chết, bụi bẩn, dầu nhờn và mồ hôi. Đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội bùng phát tấn công vào các nang lông và sinh ra mụn.
    • Căng thẳng thần kinh: Độ tuổi dậy thì thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực trong học hành, thi cử hoặc trong chuyện gia đình dẫn đến căng thẳng, stress kéo dài. Điều này tác động làm gây rối loạn nội tiết và kích thích sản sinh mụn hoành hành trên da.

    Những loại mụn ở tuổi dậy thì thường gặp nhất

    Mụn đầu trắng

    Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn hoạt động nhiều trên da, kết hợp với tế bào chết không được loại bỏ gây tắc lỗ chân lông và sản sinh mụn. Vì nhân mụn nằm sâu trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng. Đặt biệt không gây sưng, không đỏ, không thấy rõ bằng mắt thường, nhưng khi chạm vào tay bạn sẽ cảm nhận được độ gồ ghề. Mụn đầu trắng thường nằm dưới bề mặt da, ta hay còn gọi là mụn ẩn, mụn sần.

    Mụn đầu đen

    Mụn đầu đen thường là những lỗ nang lông bị bít tắc nằm ở trên da. Tác nhân gây tắc mụn đầu đen thường là do tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn (bã nhờn), khi tiếp xúc với không khí sẽ gây oxy hóa và dần chuyển sang màu đen.
    Mụn đầu đen không giống với mụn đầu trắng, tuy nhiên, đó cũng là một loại mụn do tắc lỗ nang lông  nhưng loại mụn này không tiếp xúc với không khí bên ngoài nên có màu trắng. Mụn đầu đen rất phổ biến, là một trong số các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì và thường xuất hiện trên khuôn mặt, đặc biệt là mụn đầu đen ở mũi. Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.

    Mụn đỏ

    Nếu mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng bị viêm, thì chúng sẽ chuyển sang một giai đoạn mới nặng hơn là mụn đỏ.

    Mụn đỏ thường sưng tấy và gây đau. Chúng ta sẽ khó được xác định được vị trí nhân mụn, vì thế, mụn đỏ khá khó điều trị.

    Nếu để lâu, mụn đỏ có thể tiến triển thành dạng mụn nặng hơn là mụn mủ, mụn bọc.

    Mụn mủ

    Mụn mủ là một loại mụn viêm, gần giống như một dạng mụn đầu trắng với một vòng màu đỏ xung quanh vết sưng. Những vết sưng này thường đầy mủ màu trắng hoặc màu vàng. Bạn không nên nặn loại mụn mủ này khi nó chưa già và chưa tạo nốt đen trên đầu mụn. Vì nếu lấy nhân mụn bằng các loại kim lấy mụn khi mụn đang có màu trắng hoặc màu vàng đậm có thể gây ra những vết sẹo hoặc đốm đen phát triển trên da sau này.
    Mụn mủ là mụn được xếp ở mức độ nặng. Bên cạnh đó, việc trong nhân mụn xuất hiện mủ trắng hoặc vàng thì biểu hiện thường gặp của loại mụn này là mủ sưng to, gây đau nhức nhiều cho người mắc phải

    Mụn bọc

    Mụn bọc có kích thước lớn hơn các loại mụn viêm khác, sưng tấy hơn, đau hơn, thậm chí còn có cảm giác nhức.

    Khi đó, sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lớp hạ bì. Vì thế, mụn bọc rất dễ để lại các vết sẹo lõm. Bởi vậy, bạn phải thực sự cẩn trọng trong quá trình điều trị mụn bọc.

    Lưu ý cần thiết khi trị mụn ở tuổi dậy thì

    Để điều trị và phòng ngừa mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

    Không nặn mụn bừa bãi:

    Nhiều người có thói quen dùng tay nặn mụn hay thường xuyên sờ lên vùng da bị mụn. Hành động này rất tai hại bởi vì tay bạn sẽ đem theo vi khuẩn vào da làm kích hoạt phản ứng viêm và khiến mụn bùng phát dữ dội hơn. Nguy hiểm hơn, bạn có thể gây nhiễm trùng máu do nặn mụn sai cách, đặc biệt là khi nặn mụn bọc, mụn mủ hay mụn nang.

    Lời khuyên dành cho bạn là tuyệt đối chỉ nên nặn mụn khi nhân mụn đã chín. Thay vì dùng tay, hãy sử dụng các dụng cụ chuyên biệt đã được khử trùng kỹ càng. Hãy nhớ xông hơi trước khi nặn mụn để lỗ chân lông giãn nở hết cỡ, tạo điều kiện cho nhân mụn trồi hẳn ra ngoài sẽ lấy ra dễ dàng hơn.

    Chăm sóc da mặt đúng cách:

    Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị mụn ở tuổi dậy thì, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa sự tấn công của các nốt mụn mới.

    Các bạn tuổi teen nên thường xuyên rửa mặt 2 – 3 lần mỗi ngày. Có thể dùng nước sạch hoặc sữa rửa mặt trị mụn. Da được vệ sinh thường xuyên sẽ giúp giải phóng lỗ chân lông khỏi sự bít tắc do bụi bẩn, vi khuẩn và chất bã nhờn gây ra.

    Khi lựa chọn sữa rửa mặt lưu ý không dùng các sản phẩm có độ tẩy rửa cao. Chúng có thể ăn mòn da và khiến da dễ bị kích ứng, nổi mụn nhiều hơn. 

    Xây dựng lối sống lành mạnh

    Ít người biết được rằng, thói quen sinh hoạt mỗi ngày cũng có liên quan đến sức khỏe của làn da, đặc biệt là khi bị mụn. Các bạn gặp tình trạng mụn ở tuổi dậy thì hãy duy trì những thói quen sinh hoạt tốt dưới đây để nâng cao sức sống cho làn da và hỗ trợ điều trị mụn:

    • Tránh dùng thức ăn nhanh, đồ ngọt, các món cay nóng hay đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó các bạn hãy tăng lượng bổ sung rau xanh và hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày. Đây chính là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất dồi dào cho làn da có sức đề kháng tốt hơn trước các tác nhân gây mụn.
    • Hãy tạo thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
    • Có kế hoạch học tập hợp lý để đầu óc không bị căng thẳng quá mức
    • Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà ở và không gian sống. Các vận dụng cá nhân như chăn, ga, khăn mặt cần được giặt giũ định kỳ và phơi ngoài nắng to để tiêu diệt vi khuẩn.

    Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cần phối hợp loại bỏ triệu chứng kể cả nguyên nhân gây mụn

    Như đã đề cập ở đầu bài viết, mụn tuổi dậy thì do nhiều yếu tố gây ra. Một trong số đó yếu tố nội tiết là nguyên nhân chủ yếu. Hormone sinh dục nam và nữ được sản xuất ra nhiều sẽ kích thích quá trình hoạt động của tuyến bã nhờn và gây ra mụn.

    Để điều trị mụn một cách triệt để, ngoài việc cải thiện các triệu chứng bên ngoài da, bạn cũng cần chú ý điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn và tăng cường sức đề kháng cho da bằng những cách sau:

    • Bổ sung kẽm cho da: Đa số các trường hợp bị mụn có biểu hiện thiếu hụt kẽm. Bổ sung chất này sẽ hỗ trợ giúp ức chế tiết chất nhờn, làm cồi mụn nhanh gom lại và khô. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như hàu, thịt gà, hạnh nhân, sữa chua, tôm, cua…
    • Vitamin A, C, E: Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng, bên cạnh đó, những chất này còn giúp tái tạo, làm mềm da, ngăn ngừa sẹo và vết thâm. Chúng được tìm thấy nhiều trong rau củ quả tươi. Tuy nhiên cần tránh các loại trái cây có tính nóng như nhãn, vải, xoài nếu bạn không muốn bị mụn nghiêm trọng hơn.
    • Dùng trà thảo dược: Ví dụ như kim ngân hoa, cúc hoa hay trà xanh. Chúng giúp thải độc cho da và giảm sưng viêm nơi bị mụn.

    Do đó, tình trạng mụn ở tuổi dậy thì có thể tự hết khi nội tiết tố ổn định hoặc cũng có khi kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Điều quan trọng là các bạn tuổi teen cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây mụn, từ đó mới lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả.

    Tạm kết

    Trên đây là toàn bộ những thông tin về các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì, cách nhận biết và phương pháp điều trị và phòng ngừa. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người trong chăm sóc da mụn và tạo ra làn da khỏe mạnh nhất.

    Cherry Spa - Vẻ đẹp của bạn là niềm vui và sứ mệnh của chúng tôi

    780/14M Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

    Hotline: 0908 882 100

    Fanpage: facebook.com/cherryspa89

    Website: cherryspa.vn