(0)
Bí quyết làm đẹp

Nặn mụn bọc đúng cách và cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

    Nặn mụn bọc thuật ngữ khá quen thuộc đối với những ai không may mắn sở hữu một làn da có nhiều mụn, hoặc thỉnh thoảng bị nổi mụn do sự biến đổi của thời tiết, biến đổi nội tiết tố hoặc dị ứng với thành phần mỹ phẩm... và câu chuyện nặn mụn bọc đúng cách kết hợp phương pháp chăm sóc da như thế nào sau khi nặn mụn là đề tài rất được quan tâm hiện nay.

    Nặn mụn bọc đúng cách để tránh những biến chứng không mong muốn

    Mụn bọc là hậu quả của việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bã nhờn, bụi bẩn cộng với các tế bào da chết làm hình thành nên mụn trứng cá dần chuyển biến nặng thành mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ,... loại mụn bọc này thường có biểu hiện sưng to, chứa mủ gây đau nhức, đặc biệt là thiếu thẩm mỹ, khiến chúng ta vô cùng khó chịu và muốn đánh bay chúng bằng cách nặn, loại bỏ ngay.

    Nặn mụn đúng cách giúp làm giảm nhiều biến chuyển xấu cho làn da

    Tuy nhiên, cách nặn mụn phải đảm bảo đúng cách để có thể mang lại hiệu quả tích cực cho làn da, xóa tan những vết mụn khó coi và giúp làn da phục hồi nhanh chóng. Quy trình nặn mụn bọc được bác sĩ da liễu hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho da như sau:

    • Bước 1: Làm sạch da và tay. Đây là bước cực kỳ quan trọng để giúp cho quá trình nặn mụn được “vô trùng”  ngăn chặn những vết bẩn, hay vi khuẩn từ tay, từ da xâm nhập vào vết thương hở sau khi nặn mụn gây nhiễm trùng và tổn thương xấu hơn cho vùng da mụn.

    • Bước 2: Xông hơi da mặt. Ở bước này, sẽ giúp cho làn da bạn thải độc tố tích tụ lâu ngày dưới làn da, diệt khuẩn (nếu bạn dụng một số loại tinh dầu hoặc nguyên liệu xông hơi có chức năng diệt khuẩn như chanh, sả, tinh dầu tràm trà) đồng thời giúp giãn nử lỗ chân lông, hỗ trợ cho việc nặn mụn diễn ra dễ dàng hơn.

    Xem thêm: Nặn mụn ở đâu an toàn hiệu quả và không để lại sẹo rổ

    Xông hơi da mặt giúp loại sạch độc tố, diệt khuẩn và dễ dàng khi nặn mụn bọc

    Một cách mách nhỏ bạn, nếu như đầu chân lông tại nốt mụn còn nhỏ khó để nặn, bạn có thể dùng một đầu kim nhỏ sau khi được tiệt trùng bằng cách hơ lửa, ngâm trong nước muối ấm để được diệt khuẩn, sau đó bạn chích nhẹ vào đầu mụn bọc để giúp mủ và nhân mụn dễ dàng trồi ra ngoài

    • Bước 3: Dùng tăm bông hoặc gạc mềm để nặn mụn bọc. Đây là cách nặn mụn giúp làm giảm tổn thương hiệu quả khi bạn dùng lực từ đầu móng tay, thay vào đó việc dùng một lớp gạc mềm để tì lên bề mặt da, hoặc dùng 2 đầu tăm bông thay cho đầu mogs tay để tạo áp lực đẩy mụn lên trên sẽ giúp, giảm tổn thương vùng da nặn mụn đáng kể.

    • Bước 4: Rửa sạch mặt. Ở bước này, sau khi hoàn tất việc lấy sạch nhân mụn bạn cần làm sạch mặt một lần nữa bằng nước ấm và dùng khăn sạch thấm khô đển ngăn chặn triệt để sự xâm nhập của vi khuẩn đối với vết thương hở sau khi nặn.

    Xem thêm: Chăm sóc da sau nặn mụn nên làm gì?

    Sau khi nặn mụn bọc nên chăm sóc da như thế nào cho tốt?

    Nhiều người thắc mắc rằng nặn mụn bọc xong nên làm gì để giúp da phục hồi. Sau khi nặn mụn, sẽ tạo thành những vết thương hở đễ dàng bị xâm nhập bởi vi khuẩn nếu chúng ta không bảo vệ da kỹ, chính vì vậy mà việc che chắn cũng như vệ sinh da để da được sạch vô cùng quan trọng sau khi nặn mụn.

    Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho làn da mụn và quá trình phục hồi da sau khi nặn mụn

    Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, khoa học sẽ giúp cân bằng cơ chế sinh học của cơ thể giúp ngăn chặn quá trình hình thành mụn nội tiết tố, và hỗ trợ tích cực cho việc phục hồi nhanh viết thương sau nặn mụn.

    Nặn mụn bọc đúng cách và cách chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng đắn, hẳn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tình trạng da mụn bạn đang gặp phải. Chỉ cần bạn tuần thủ theo đúng quy trình được cung cấp bởi các chuyên gia da liễu, quá trình nặn mụn của bạn sẽ trở nên dễ dàng, an toàn và hiệu quả.

    Xem thêm: Nặn mụn ăn kiêng gì? Top những thực phẩm bạn cần ăn kiêng sau khi nặn mụn