(0)
Bí quyết làm đẹp

Tự nặn mụn như thế nào để không bị sẹo thâm

    Hầu hết các bác sĩ da liễu đều cảnh báo bạn không nên cố gắng tự nặn mụn. Làm như vậy có thể gây đau đớn và có thể dẫn đến sẹo hoặc làm cho vết mụn nhiễm trùng nặng hơn. Tuy nhiên, khi nốt mụn đã già nổi trên bề mặt da bạn hoàn toàn có thể tự nặn mụn được. Cùng xem cách tự nặn mụn như thế nào để không bị sẹo thâm ở bài viết này bạn nhé. 

    Dấu hiệu biết nốt mụn đã có thể nặn được 

    Nếu mụn của bạn nằm sâu dưới da có hiện tượng đỏ, sưng mà bạn cố gắng tự nặn mụn sẽ không thể ra nhân mụn mà còn làm mụn nặng hơn. Hãy đợi đến khi thấy đầu mụn cứng, hơi khô, mọng màu trắng hoặc màu vàng trên đầu nốt mụn vậy tức là bạn đã có thể nặn mụn rồi. 

    Hãy chắc chắn mụn đã già rồi hãy nặn mụn

    Lưu ý bạn không nên nặn mụn khi mụn của bạn là mụn viêm, mụn bọc, mủ, mụn nang. Việc tự nặn mụn bằng cách nặn tay hay kim châm sẽ làm da bạn tồi tệ hơn. Hãy xem xét chọn phương pháp phù hợp, nặn mụn như thế nào để không bị sẹo thâm nhé bạn.

    Xem thêm: Thói quen nặn mụn bằng tay & những cách thay đổi thói quen này

    Tự nặn mụn như thế nào để không bị sẹo thâm 

    Dưới đây là các bước để giúp bạn tự nặn mụn an toàn. Hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng da và sẹo thâm sau khi tự nặn mụn. Hãy xem để biết cách nặn mụn như thế nào an toàn nhé.

    Bước 1: Rửa tay để loại bỏ bụi bẩn và vi trùng.

    Trước khi nặn mụn, hãy rửa tay thật sạch bằng nước ấm và xà phòng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm trùng da mụn. Rửa tay  tối thiểu 20 giây và đảm bảo rửa sạch bàn tay, kể cả kẽ móng tay. Rửa tay cẩn thận và lau khô tay bằng khăn sạch

    Mẹo: Bạn có thể dùng xà phòng rửa tay bình thường cũng có hiệu quả rửa trôi vi trùng mà không cần loại xà phòng đặc biệt nào.

    Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt với nước ấm.

    Bạn hãy sử dụng sữa rửa mặt dành cho da dầu để loại bỏ dầu thừa cũng như bụi bẩn và vi khuẩn trên da. Những loại sữa rửa mặt có công thức lành tính không chứa cồn, hương liệu được khuyên dùng trong trường hợp da mụn.

    Bước 3: Làm giãn lỗ chân lông bằng khăn ấm

    Sau khi da sạch, hãy ngâm một chiếc khăn trong nước ấm. Nhẹ nhàng vắt ráo nước rồi ấn nó vào phần da cần nặn mụn để làm mềm da và mở lỗ chân lông. Vết mụn như mụn đầu đen có thể dễ dàng nổi lên để nặn dễ theo cách này, nhưng nếu mụn không dễ nặn khi bạn ủ khăn ấm, bạn có thể phải đợi một hoặc hai ngày nữa khi đầu mụn già hơn rồi thử lại. 

    Làm giãn lỗ chân lông để nặn mụn dễ dàng hơn

    Bước 4: Dùng tay nặn hoặc vật nhọn để nặn mụn

    Nếu bạn thấy mụn đã có thể nặn lên nhưng bạn không thể nặn với phương pháp ủ ấm như bước 3, bạn cũng có thể thử nhẹ nhàng nặn mụn. Sau khi rửa tay và mặt, lấy một cái ghim hoặc kim đã được khử trùng bằng cách nhúng qua nước sôi sau đó cẩn thận chọc vào đầu mụn để nặn sạch nhân mụn. Hãy thử ấn nhẹ vào khu vực xung quanh mụn bằng khăn ẩm để nhân mụn thoát ra hết. Nếu mụn đã già gần bề mặt, phương pháp này sẽ không gây tổn thương da. 

    Đặt một miếng gạc lạnh lên mụn sau khi nhân mụn chảy ra. Khi bạn đã chắc chắn rằng mụn đã hết nhân, hãy nhẹ nhàng lau sạch vùng da mụn. Giữ khăn lạnh ở vết mụn trong 5-10 phút để giúp tránh sưng và đau. Một mẹo nhỏ là đặt khăn lạnh vào ngay khi bạn bắt đầu thấy máu chảy ra từ mụn, sau đó tiếp tục nặn để giảm sưng.

    Bước 5: Làm sạch và khử trùng vết mụn 

    Sau khi giữ khăn lạnh trong vài phút, lấy tăm bông hoặc miếng gạc sạch và sử dụng nó để thoa một ít cồn xát lên mụn. Điều này sẽ tiêu diệt vi trùng còn sót lại và giúp làm khô mụn và làm mụn nhanh lành hơn.

    Bước 6: Kết thúc bằng kem bôi mụn chuyên dùng

    Điều trị mụn nhọt bằng cách điều trị tại chỗ axit salicylic, kem bôi làm diu giảm sưng đỏ mụn sau khi nặn .Phương pháp điều trị này có thể giúp ngăn ngừa viêm và giữ cho mụn không quay trở lại.

    Nặn mụn như thế nào để không bị sẹo thâm

    Để có kết quả tốt nhất hãy đợi vết mụn lành và bong vảy rồi tiếp tục dùng các sản phẩm trị sẹo thâm mụn để có làn da lành tốt nhất. 

    Trên đây là những bước cơ bản để giúp bạn biết cách nặn mụn như thế nào để không bị sẹo thâm. Mong rằng sẽ hữu ích với những bạn đang có vấn đề về mụn.

    Xem thêm: BÍ QUYẾT nặn mụn không sưng và cách chăm sóc da hiệu quả

    Nguồn: Wikihow